หน้าเว็บ

วันศุกร์ที่ 5 พฤษภาคม พ.ศ. 2560

Từ Loftus-Cheek đến ấn tượng… ảo của ĐT Anh

Loftus là cầu thủ trẻ tài năng, có nhiều biệt tài. Những cầu thủ trẻ này cần được tạo điều kiện để họ trưởng thành qua những trận cầu khắc nghiệt ở Premier League. Nhờ thế những ấn tượng “ảo” mà càng cầu thủ tài năng này tạo ra mới trở thành hiện tượng.

Những khó khăn của cầu thủ trẻ

Đã đành rằng đấy chỉ là một trận giao hữu, nhưng cần nhấn mạnh: đấy cũng là lần đầu tiên Loftus-Cheek khoác áo ĐTQG. Ở đấu trường CLB, anh đang khoác áo Crystal Palace - đội chót bảng Premier League. Với tổng cộng 541 phút ra sân ở mùa bóng này. 
Phàm là thống kê, dữ liệu phải nhiều mới có ý nghĩa. Những con số vừa nêu chẳng những không nhiều, mà còn... hơi ít. Từ năm 2014 đến nay, Loftus-Cheek đã ra sân... 29 lần.
Loftus là cầu thủ trẻ tài năng, có nhiều biệt tài
Loftus là cầu thủ trẻ tài năng, có nhiều biệt tài
Thật ra, sự “mông lung” về các tài năng trẻ như Loftus-Cheek (với độ tuổi 21 của anh thật sự là trẻ) còn nằm ở một chỗ khác. Anh chỉ đang khoác áo Crystal Palace theo hình thức cho mượn, từ Chelsea.
Cầu thủ “cho mượn”, trên nguyên tắc, là cầu thủ không khẳng định được chỗ đứng ở chính CLB của mình. Người ta thường nói, các đội bóng lớn ở Anh sở hữu quá nhiều cầu thủ giỏi nên “dùng không hết” là chuyện dễ hiểu. 
Họ “dành” cho các đội bóng nhỏ hơn mượn tạm cầu thủ để các tài năng trẻ có thêm điều kiện thi đấu, trui rèn kinh nghiệm. Và việc cho mượn (chứ không bán hẳn) nói lên rằng đây là các tài năng thật sự (nên đội bóng lớn sợ mất).
Bây giờ, Bertrand đã được ký hẳn hợp đồng với Southampton (từ năm 2015), đã đều đặn ra sân 79 lần chỉ trong vòng hơn 2 mùa. Nghĩa là chỉ đến bây giờ, Bertrand mới thật sự có được chỗ đứng ổn định. Và anh vừa khoác áo ĐTQG lần thứ 18, ở độ tuổi 28 sung sức nhất đời cầu thủ.
Anh chỉ đang khoác áo Crystal Palace theo hình thức cho mượn, từ Chelsea
Anh chỉ đang khoác áo Crystal Palace theo hình thức cho mượn, từ Chelsea
Có đến 2/3 danh sách đội tuyển Anh trong trận giao hữu vừa qua là các cầu thủ thường xuyên... bị cho mượn, trong sự nghiệp đỉnh cao của mình. Tổng cộng là 66 bản hợp đồng cho mượn.
Sau cuộc thử nghiệm đỉnh cao này, HLV Gareth Southgate tuyên bố: Joe Hart vẫn là thủ môn số 1 của đội tuyển. Và bản thân Hart chỉ đang khoác áo West Ham theo hình thức cho mượn, từ Manchester City. Những trường hợp này, liệt kê không xuể.
Vấn đề đặt ra: rất khó đánh giá sở trường, sở đoản, nói chung là các đặc điểm chuyên môn quan trọng của dạng cầu thủ cho mượn. Về lý thuyết, chẳng ai xây dựng chiến thuật, chiến lược dài hạn xoay quanh cầu thủ mà họ chỉ đang sở hữu tạm thời. 
Mặt khác, các cầu thủ này “thoát ly” khỏi CLB chủ quản chẳng qua cũng chỉ để tìm thêm cơ hội ra sân. Họ đâu có quyền “ăn nói” ở đội bóng đang cưu mang cho sự nghiệp của họ! Nếu phải thi đấu không đúng với vai trò, vị trí sở trường thì đấy cũng chỉ là chuyện bình thường, nếu không nói là tất yếu.
Bởi vậy, để những chú sư tử non Anh quốc không chỉ cất tiếng gầm trong chốc lát ở loạt trận giao hữu. Mà còn có thể khiến thiên hạ phải thán phục ở VCK World Cup/EURO, các CLB Anh buộc phải thay đổi cách đối xử với họ.

Nỗ lực của Cheek 

Loftus-Cheek luôn đề cao khoảng thời gian ở Chelsea, nơi anh được tập luyện cùng Eden Hazard. Người mà anh đánh giá là xuất sắc nhất, cũng như với Frank Lampard, người thầy thực sự thông qua tài năng và sự chuyên nghiệp. Chính vì có những người thầy tài năng mà Loftus-Cheek đã học hỏi được rất nhiều điều.
 Loftus-Cheek luôn đề cao khoảng thời gian ở Chelsea
 Loftus-Cheek luôn đề cao khoảng thời gian ở Chelsea
Suốt nhiều ngày, Loftus-Cheek ngồi trước màn hình để học hỏi. Cách làm thế nào để chơi tốt ở vị trí tiền vệ con thoi, cách thức di chuyển và ghi bàn. Tuy nhiên, Loftus-Cheek nghĩ rằng, lẽ ra anh đã ra nước ngoài để đi học sớm hơn là đợi đến mùa hè năm ngoái. 
Nỗ lực của Cheek không ai có thể phủ nhận. Tuy anh ít được ra sân nhưng mỗi lần ra sân anh đều làm cho các cổ động viên phấn khích. Hi vọng các nhà cầm quân cần tạo điều kiện hơn nữa để Cheek cũng như các cầu thủ khác có thể phát triển hơn nữa.